Xã yên hòa
Thứ ba, ngày 17/09/2024
Chào mừng bạn đến với Website Ủy ban nhân dân xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình

Sở Y tế hướng dẫn tạm thời cách ly, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà

Thứ bảy, 08/01/2022

Ngày 6/1/2022 Sở Y tế Ninh Bình ban hành văn bản số 37/SYT-NVY về việc hướng dẫn tạm thời cách ly, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà.

Sở Y tế hướng dẫn tạm thời cách ly, chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà

Hướng dẫn, nhắc nhở người cách ly tại nhà các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Mỹ Hạnh

Theo văn bản, Sở Y tế hướng dẫn tạm thời cách ly, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người nhiễm COVID-19 như sau: 

1. Tiêu chí đối với người nhiễm COVID-19 được cách ly, chăm sóc tại nhà. 

a) Là người nhiễm COVID-19 (được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; F0 nguy cơ thấp theo phân loại tại Quyết định số 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế; F0 tái dương tính; F0 sau xuất viện có chỉ số CT ≥ 30. 

b) Không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

c) Đáp ứng đủ 03 yếu tố sau: (1) Tuổi: trên 12 tháng và dưới 50 tuổi; (2) Không có bệnh nền (Danh mục các bệnh lý nền quy định tại Phụ lục 05 kèm theo); (3) Không đang mang thai. d) Đáp ứng thêm, tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí sau: Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày. 

2. Khả năng người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc. 

a) Có thể tự chăm sóc bản thân như: ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh… 

b) Biết cách đo thân nhiệt; Có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của Bác sỹ; Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính,… 

c) Trường hợp, nếu người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ người nhiễm thực hiện theo các tiêu chí a, b tại mục này. Tuy nhiên nên hạn chế số lượng ngƣời chăm sóc. 

3. Thẩm quyền quyết định cách ly, điều trị tại nhà. 

- Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 huyện/thành phố căn cứ đề xuất của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện/thành phố trên địa bàn, giao nhiệm vụ cho Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã/phường/thị trấn ra Quyết định áp dụng biện pháp cách ly, điều trị tại nhà và cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành cách ly, điều trị đối với người nhiễm COVID-19 sau khi đã kiểm tra, xác nhận đảm bảo đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà. 

- Xác định, lập danh sách người F0 cách ly, điều trị tại nhà trên địa bàn do Trạm Y tế xã/phường/thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung sau: 

+ Tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn từ nhiều nguồn khác nhau: phần mềm quản lý; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Tổ COVID cộng đồng; Tổ Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và do người dân khai báo (do người dân tự làm xét nghiệm phát hiện dương tính với SARS-CoV-2). 

+ Nhập thông tin người F0 trên phần mềm quản lý. Chuyển thông tin F0 (họ tên, số điện thoại, chứng minh thư nhân dân/hoặc căn cước công dân của F0, số điện thoại của người nhà F0, địa chỉ cư trú, tình trạng hiện tại, tiền sử tiêm vắc xin, bệnh nền nếu có) cho các cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được phân công trên phần mềm hoặc file excell trong vòng 4-6 giờ kể từ khi tiếp nhận thông tin F0. 

+ Trình Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã ban hành quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà và cấp giấy xác nhận đã hoàn thành cách ly y tế đối với người nhiễm COVID-19." 

4. Yêu cầu khi thực hiện cách ly, điều trị tại nhà.

4.1. Yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cách ly y tế tại nhà 

- Là nhà ở riêng lẻ; 

- Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: "ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19"; có thùng đựng rác thải màu vàng có biểu tượng chất thải lây nhiễm có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2" để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ; 

 - Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của   gia đình; 

- Khuyến khích lắp camera để giám sát người cách ly; 

- Phòng cách ly phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

+ Phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng cho người cách ly, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn (sau đây gọi tắt là dung dịch sát khuẩn tay). Có dụng cụ đo thân nhiệt cá nhân trong phòng; 

+ Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải, màu vàng, có nắp đậy, mở bằng đạp chân, có lót túi màu vàng để đựng chất thải phát sinh của người bệnh gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng…, bên ngoài túi, thùng có dán nhãn "CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2"(sau đây được gọi tắt là thùng đựng chất thải lây nhiễm); 

+ Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ; 

+ Có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt; 

+ Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn 02 lần/ngày. 

- Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm theo quy định (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách ly; 

- Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách ly. Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà. 

Lưu ý: Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm kiểm tra, thẩm định về cơ sở vật chất đảm bảo đủ các điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định. 

4.2. Yêu cầu với người thực hiện cách ly y tế tại nhà 

- Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; có cam kết với chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1; 

- Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi; 

- Luôn thực hiện Thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định; 

- Cài đặt, bật và khai báo y tế hàng ngày trên ứng dụng PC Covid trong suốt thời gian thực hiện cách ly; 

- Tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và cập nhật hàng ngày trên ứng dụng PC Covid. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì phải thông báo cho cán bộ y tế hàng ngày qua số điện thoại được cung cấp. 

Đặc biệt khi có biểu 4 hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải cập nhật ngay trên ứng dụng PC Covid và báo ngay cho cán bộ y tế. 

Trường hợp không thể tự đo thân nhiệt thì cán bộ y tế hoặc người chăm sóc, hỗ trợ (nếu có) sẽ đo cho người cách ly; 

- Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân như chén, đũa, muỗng, ly, bàn chải đánh răng, khăn mặt với người trong cùng gia đình; 

- Tự thực hiện các biện pháp vệ sinh khử khuẩn nơi ở hàng ngày và phân loại chất thải theo hướng dẫn tại Phụ lục 3; 

- Sau khi hết thời gian cách ly, phải thực hiện tiếp việc tự theo dõi sức khỏe tại nhà theo quy định; 

- Phải được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 03 lần vào ngày thứ 1, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly. 

- Tuyệt đối không đi ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly y tế tại nhà. 

4.3. Yêu cầu với người ở cùng nhà.

- Có cam kết với chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1 và cùng ký cam kết với người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly theo mẫu tại Phụ lục 2; 

- Không để người già, người có bệnh nền cần chăm sóc y tế ở cùng nhà với người thực hiện cách ly; 

- Không tiếp xúc với người cách ly, hạn chế đi ra ngoài khi không cần thiết, thực hiện Thông điệp 5K và phải ghi chép đầy đủ các mốc tiếp xúc với người khác trong thời gian có người cách ly tại nhà; 

- Trường hợp đặc biệt, nếu người cách ly là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ thì cho phép bố trí người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. 

Người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly phải có cam kết với chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 2; 

- Cung cấp suất ăn, nước uống và các nhu yếu phẩm cần thiết riêng cho người cách ly hàng ngày; 

- Báo ngay cho cán bộ y tế khi người bệnh tự ý rời khỏi nhà hoặc khi người bệnh hay các thành viên cùng chung sống khác có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như ho, sốt, đau rát họng, khó thở; 

- Không cho người khác vào nhà trong suốt thời gian thực hiện cách ly y tế và điều trị (trừ người ở cùng nhà, nhân viên y tế và người có thẩm quyền giám sát cách ly, điều trị); 

- Tự theo dõi sức khỏe. Khi có biểu hiện nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế; 

- Thực hiện việc vệ sinh khử khuẩn nhà ở hàng ngày và thu gom chất thải từ phòng cách ly theo hướng dẫn tại Phụ lục 3; 

- Tất cả người ở cùng nhà phải được lấy mẫu gộp xét nghiệm SARS-CoV2 hoặc test nhanh kháng nguyên ít nhất 03 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi người cách ly bắt đầu cách ly (trừ người ở cùng nhà đã 5 chuyển đi ở nơi khác). Sắp xếp một khu vực trong nhà để nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm và giám sát y tế khi có yêu cầu; 

- Trường hợp có người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly, điều trị thì người chăm sóc, hỗ trợ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo thời gian và số lần xét nghiệm giống như người thực hiện cách ly, điều trị.

5. Nhiệm vụ của cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà (Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã) 

5.1. Xác định, lập danh sách người nhiễm COVID-19 quản lý tại nhà. 

- Thực hiện đánh giá người nhiễm theo các tiêu chí quy định tại nội dung 1 của Hướng dẫn này. 

- Lập danh sách quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà (mẫu danh sách tại Phụ lục 06). 

- Báo cáo hằng ngày về tình hình thực hiện quản lý người nhiễm COVID19 tại nhà trên địa bàn về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp huyện (thông qua Trung tâm Y tế huyện/thành phố). 

5.2. Hướng dẫn người nhiễm COVID-19 theo dõi sức khỏe tại nhà

5.2.1. Theo dõi sức khỏe 

a) Cơ sở quản lý sức khỏe người nhiễm COVID-19 hướng dẫn người nhiễm COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe (theo mẫu tại Phụ lục 07), 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị theo quy định tại mục c, phần 2.1. 

b) Nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày 

- Chỉ số: Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể) và huyết áp (nếu có thể). - Các triệu chứng: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); Ho ra máu, thở đốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; Các triệu chứng khác nhƣ: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ,… c) Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải báo cáo ngay với cán bộ y tế được phân công theo dõi, giám sát… để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời: (1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. (2) Nhịp thở: - Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút - Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút, - Trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút (Lưu ý: ở trẻ em cần đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc). 6 (3) SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo. (4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dƣới 50 lần/phút. (5) Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo). (6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. (7) Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật (8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân. (9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lƣỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban,... (10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,... (11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế. 

5.2.2. Hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt 

- Người nhiễm COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; Không bỏ bữa; Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái. 

- Người nhiễm COVID-19 cần thực hiện đầy đủ các nội dung theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà và Hướng dẫn Chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà (Ban hành kèm theo Quyết định số 4156/QĐ-BYT ngày 28/8/2021 của Bộ Y tế). 

5.2.3. Hướng dẫn thực hiện cách ly y tế tại nhà 

- Thực hiện cách ly y tế tại nhà theo quy định tại mục 4 "Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà" tại Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế. 

- Tuyệt đối không ra khỏi nhà trong suốt thời gian cách ly y tế tại nhà. 

5.3. Khám bệnh và theo dõi sức khỏe người nhiễm COVID-19 

5.3.1. Theo dõi sức khỏe hàng ngày 

a) Ghi chép, cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe người nhiễm COVID-19 hàng ngày và ghi vào các Phiếu theo dõi sức khỏe người nhiễm COVID-19 (Phụ lục 07); hoặc phần mềm quản lý sức khỏe người nhiễm COVID-19 (nếu có) . 

b) Tiếp nhận các cuộc gọi điện thoại và tư vấn cho người nhiễm COVID-19, người chăm sóc.  

c) Nhân viên của Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà có nhiệm vụ đến nhà người nhiễm COVID-19 để hỗ trợ trực tiếp, trong các trường hợp sau: 

- Người nhiễm COVID-19 có tình trạng cấp cứu cần xác định mức độ để có hướng xử trí phù hợp. 

- Không nhận được báo cáo về tình trạng sức khỏe của người nhiễm COVID-19 và không liên lạc được với người nhiễm COVID-19 hoặc người chăm sóc. 

5.3.2. Khám bệnh, kê đơn điều trị tại nhà 

a) Điều trị triệu chứng: Kê đơn, cấp phát thuốc điều trị triệu chứng 

- Sốt: 

+ Đối với người lớn: thân nhiệt ≥ 38.5 0C hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như Paracetamol 0,5g, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 viên, uống Oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước. 

+ Đối với trẻ em: sốt≥38,5 0C, uống thuốc hạ sốt như Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6h, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, đề nghị thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để phối hợp xử lý. 

- Ho: dùng thuốc giảm ho. 

b) Kê đơn, cấp phát thuốc điều trị ngoại trú (người lớn và trẻ em): căn cứ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 theo Quyết định hiện hành 

c) Khám, chữa bệnh tại nhà bởi Trạm y tế lưu động hoặc đội y tế lưu động: Căn cứ vào số ca mắc và khu vực có ca mắc trên địa bàn phường, xã để thành lập các trạm y tế lưu động hoặc Đội y tế lưu động sẵn sàng hỗ trợ cấp cứu cho người bệnh tại nhà. 

5.4. Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 

- Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà (RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2) cho người nhiễm COVID-19 vào các ngày theo quy định để chuẩn bị kết thúc thời gian cách ly điều trị. 

- Làm xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người nhiễm khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19. 

5.5. Xử trí cấp cứu, chuyển viện 

a) Hướng dẫn người nhiễm COVID-19 khi có các dấu hiệu, triệu chứng cấp cứu, liên hệ ngay với các cơ sở y tế trên địa bàn hoặc Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã để được hỗ trợ xử trí cấp cứu, chuyển viện. 

b) Trong thời gian chờ đợi chuyển tuyến cơ sở y tế hướng dẫn, xử trí cấp cứu cho bệnh nhân. 

6. Thông tin báo cáo Báo cáo tình hình quản lý người nhiễm COVID-19 trên địa bàn:  

- Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 cấp xã báo cáo về Ban Chỉ đạo cấp huyện trước 15h00 hằng ngày; 

- Ban Chỉ đạo cấp huyện tổng hợp báo cáo lên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (thông qua Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - Sở Y tế) trước 15h30 hằng ngày.

7. Sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà 

Thực hiện theo hướng dẫn tại (Phụ lục 8, 9) 

Theo baoninhbinh.org.vn

Thông tin truy cập

Truy cập: 1188233

Trực tuyến: 346

Hôm nay: 625